Thay đổi màu sắc
kỷ niệm 3-2

Được dùng tài khoản định danh điện tử thay căn cước công dân

Thứ tư - 01/02/2023 08:58

Được dùng tài khoản định danh điện tử thay căn cước công dân

ài khoản định danh điện tử mức độ 2 của công dân có giá trị tương đương như việc sử dụng thẻ căn cước công dân trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ căn cước.

Nội dung trên là một trong những quy định mới đáng chú ý trong nghị định 59/2022/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ hôm nay (20-10). Nghị định này quy định về danh tính điện tử, định danh điện tử, xác thực điện tử và quyền, nghĩa vụ các bên sử dụng dịch vụ xác thực điện tử…
Mỗi cá nhân, tổ chức đều có danh tính điện tử
Theo nghị định, danh tính điện tử là thông tin của một cá nhân hoặc một tổ chức trong hệ thống định danh và xác thực điện tử cho phép xác định duy nhất cá nhân hoặc tổ chức đó trên môi trường điện tử.
Từ ngày 20-10, mỗi cá nhân hay tổ chức đều có danh tính điện tử.
Danh tính điện tử công dân Việt Nam gồm: Thông tin cá nhân là số định danh; họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính và thông tin sinh trắc học (ảnh chân dung, vân tay).
Danh tính điện tử người nước ngoài gồm: Số định danh của người nước ngoài; họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, loại giấy tờ và nơi cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, thông tin sinh trắc học.
Còn đối với tổ chức, danh tính điện tử gồm: Mã định danh điện tử của tổ chức; tên tổ chức gồm viết tắt và tên tiếng nước ngoài; ngày, tháng, năm thành lập; địa chỉ trụ sở chính; họ và tên người đại diện theo pháp luật hoặc người đứng đầu tổ chức.
Mỗi danh tính điện tử được đăng ký một tài khoản định danh điện tử. Tài khoản này là tập hợp tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử (Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Bộ Công an - C06).
Công dân từ 14 tuổi được cấp tài khoản định danh
Cũng theo nghị định, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; người nước ngoài từ đủ 14 tuổi trở lên nhập cảnh vào Việt Nam; cơ quan, tổ chức được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam, đều được cấp tài khoản định danh điện tử.
Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã nhập cảnh nhưng chưa đủ 14 tuổi thì được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
Tài khoản định danh điện tử có hai mức độ. Mức độ 1 bao gồm các thông tin về số định danh cá nhân, họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính và ảnh chân dung. Mức độ 2 bao gồm các thông tin như mức độ 1 và vân tay.
 

Đáng chú ý, người dân có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 tương đương như việc sử dụng thẻ căn cước công dân hoặc tương đương hộ chiếu với trường hợp là người nước ngoài khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ căn cước công dân.
Tài khoản mức độ 2 còn có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của công dân đã được đồng bộ để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.
Người dân có thể xuất trình thông tin định danh điện tử (qua ứng dụng VNeID) để chứng minh nhân thân, thực hiện các thủ tục hành chính cũng như các giao dịch dân sự thay căn cước công dân gắn chip như hiện nay.
Theo Bộ Công an, tài khoản định danh điện tử có tính bảo mật cao, tích hợp nhiều thông tin của công dân, do vậy, có thể xuất trình căn cước công dân điện tử thông qua ứng dụng VNeID thay thế nhiều loại giấy tờ để thực hiện các thủ tục.
Tuy nhiên, quá trình sử dụng, chủ tài khoản định danh điện tử phải bảo mật, không cung cấp mật khẩu cho người khác. Nếu mất kiểm soát tài khoản định danh của mình hoặc phát hiện người sử dụng trái phép danh tính điện tử của mình thì cần báo ngay cho công an theo số 19000368 để được hỗ trợ.
Xài như căn cước công dân gắn chip
Trước đó, lãnh đạo C06 cho biết công dân khi sử dụng tài khoản định danh điện tử để thực hiện các dịch vụ công sẽ giảm thủ tục xác minh thông tin, có thể chia sẻ thông tin của mình để tạo tài khoản ngân hàng, tài chính, viễn thông... Thông tin tự điền vào các biểu mẫu (form) đăng ký mà không cần phải khai báo, điền nhiều lần như trước đây.
Khi đăng ký tài khoản ở mức độ 2, thông tin trên thẻ căn cước công dân gắn chip sẽ được tích hợp, tạo thành một thẻ căn cước công dân điện tử.
"Căn cước công dân điện tử có giá trị tương đương thẻ căn cước công dân gắn chip vật lý. Có thể phục vụ cơ quan chức năng, công dân sử dụng trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính mà không cần xuất trình thẻ căn cước công dân gắn chip", lãnh đạo Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư phân tích.
Tác giả bài viết: Ban Biên tập

 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 1.3 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

1416/QĐ-UBND

Quyết định thu hồi đất

459/QĐ-UBND

Công bố danh mục TTHC ngành Nội vụ

397/UBND-KT

Về việc triển khai thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê.

396/UBND-TG

Xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo” năm 2024

60/KH-UBND

Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật lv trọng tâm 2024

11/TB-HĐND

Thông báo kết quả kỳ họp thứ 13

62/NQ-HĐND

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

212/KH-UBND

Tổ chức đối thoại giữa Lãnh đạo UBND huyện với cán bộ, hội viên phụ nữ, đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện Bù Gia Mập năm 2023

237/KH-UBND

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện Bù Gia Mập

200/KH-UBND

Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học công nghệ trong các lĩnh vực giai đoạn 2021-2025

Thành viên
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay171
  • Tháng hiện tại8,758
  • Tổng lượt truy cập69,048
Công báo
IOFFICE
Quản lý văn bản
Bình Phước today
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây